16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ đồng ý vay hàng tỷ USD vốn ODA

6 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ đồng ý vay hàng tỷ USD vốn ODA

16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Chính phủ đồng ý huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng vốn vay hơn 2,48 tỷ USD nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

6 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ đồng ý vay hàng tỷ USD vốn ODA.

Theo đó, vào ngày 18/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về huy động nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và tỷ lệ vay lại vốn vay nước ngoài của các dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, Chính phủ đã đồng ý huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài cho 16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải và 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng mức vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài dự kiến huy động xác định tại Nghị quyết số 41/NQ-CP được điều chỉnh trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư của các dự án, phù hợp với cam kết của các đối tác phát triển, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Danh mục 16 dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm: Dự án “03 cầu bắc qua sông Cần Giuộc; sông Vàm Cỏ Đông; sông Vàm Cỏ Tây” vay vốn KEXIM của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An: Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.798 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 737 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 174 triệu USD, tương đương 4.061 tỷ đồng; Dự án “Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre (giai đoạn 1)” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang: Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.591 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 2.190 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 147 triệu USD, tương đương 3.401 tỷ đồng; Dự án “Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh” vay vốn KEXIM của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre: Tổng mức đầu tư dự kiến là 7.905 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 2.721 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 221 triệu USD, tương đương 5.183 tỷ đồng.

Dự án “Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh: Tổng mức đầu tư dự kiến là 9.187 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 2.471 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 286 triệu USD, tương đương 6.716 tỷ đồng; Dự án “Hoàn thiện đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) – Kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” vay vốn AFD của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long: Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.153 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.624 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 107 triệu USD, tương đương 2.530 tỷ đồng; Dự án “Phát triển mạng lưới giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Dự án 1 (Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C, đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ và Đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ)” vay vốn JICA của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ: Tổng mức đầu tư dự kiến là 6.433 tỷ đồng trong đó vốn đối ứng là 2.055 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 178 triệu USD, tương đương 4.378 tỷ đồng.

Dự án “Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là một trong 16 dự án được Chính phủ đồng ý huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Dự án “Nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C)” vay vốn JICA của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang: Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.601 tỷ đồng trong đó vốn đối ứng là 1.508 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 131 triệu USD, tương đương 3.094 tỷ đồng; Dự án “Xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng: Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.918 tỷ đồng, trongđó vốn đối ứng là 2.153 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 163 triệu USD, tương đương 3.765 tỷ đồng; Dự án “Hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.266 tỷ đồng trong đó vốn đối ứng là 1.751 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 106 triệu USD, tương đương 2.515 tỷ đồng.

Dự án “Nâng cấp mở rộng đường ĐT.963 đoạn Quốc lộ 80 – Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang kết nối với huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang: Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.453 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 754 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 72 triệu USD, tương đương 1.699 tỷ đồng; Dự án “Đầu tư xây dựng đường bộ ven biển kết nối tỉnh Kiên Giang với tỉnh Cà Mau” vay vốn KfW của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang: Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.319 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 613 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 73 triệu USD, tương đương 1.706 tỷ đồng; Dự án “Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên” vay vốn KEXIM của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang: Tổng mức đầu tư dự kiến là 3.186 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.532 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 70 triệu USD, tương đương 1.653 tỷ đồng; Dự án “Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu và đoạn nhánh kết nối đường Nam sông Hậu” vay vốn ADB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu: Tổng mức đầu tư dự kiến là 3.441 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.643 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 78 triệu USD, tương đương 1.798 tỷ đồng.

Dự án “Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau” vay vốn KEXIM của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau: Tổng mức đầu tư dự kiến là 8.310 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.470 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 291 triệu USD, tương đương 6.840 tỷ đồng; Dự án “Nâng cấp, cải tạo 03 tuyến quốc lộ (53, 62, 91B) tại đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB của Bộ Giao thông vận tải: Tổng mức đầu tư dự kiến là 7.158 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.555 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 242 triệu USD, tương đương 5.603 tỷ đồng; Dự án “Chống chịu khí hậu chuyển đổi tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long” (MERIT), vay vốn WB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng mức đầu tư dự kiến là 6.619 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.491 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài là 214 triệu USD, tương đương 5.128 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt áp dụng tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 10% đối với 14 dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm không có thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và lợi ích nhóm; tiến hành các thủ tục liên quan đến đấu thầu, đấu giá, bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.

Ngoài ra, cần xây dựng các dự án theo đúng quy định, chịu trách nhiệm về sự cần thiết, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, phù hợp với khả năng vay, trả nợ và khả năng bố trí vốn đối ứng, triển khai thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án khẩn trương theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Nguồn: baoxaydung.com.vn